07/01/2025 Read 4 minutes

Categories

Get In Touch

Need help?

(+84) 28 3811 9033

Email

info@mplogistics.vn

Thủ Tục Và Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Từ Trung Quốc Về Việt Nam

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc Về Việt Nam là quy trình tất yếu và không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp khi định hướng kinh doanh quốc tế, đặc biệt là nguồn hàng hóa được đầu tư và nhập khẩu chủ đạo từ đất nước tỷ dân và có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới như Trung Quốc. MP Logistics sẽ mô tả cho bạn sơ lược và đầy đủ thông tin các bước cũng như quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Nào cùng bắt đầu nhé !

7 Bước Quy Trình Chính Khi Nhập Khẩu Hàng Hóa Từ Trung Quốc Về Việt Nam

Bước 1: Thẩm Định Hàng Hóa Đã Nhập Khẩu

Trước tiên, doanh nghiệp cần nhận thức và nắm vững chắc chắn danh mục hàng hóa bị đưa vào danh sách cấm và hạn chế khi muốn nhập khẩu vào đất nước Việt Nam. Bằng cách này, chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra và biết được mức độ và tỉ lệ thông quan hàng hóa thuộc lĩnh vực mà mình đang kinh doanh. Sau đó, nếu hàng hóa thuộc thế mạnh kinh doanh mong muốn đã được xét đủ điều kiện và có thể nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc, hãy liên hệ với forwarder hay còn gọi là đơn vị ủy thác nhập khẩu hàng hóa để thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Thẩm Định Doanh Nghiệp Được Ủy Thác

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị kinh doanh và phục vụ khách hàng về dịch vụ ủy thác nhập khẩu, nhưng trong hàng vạn doanh nghiệp hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ uy tín và năng lực để có thể thực thi công việc một cách vẹn toàn. Do đó, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thông tin, lịch sử hoạt động cũng như năng lực, khả năng của đơn vị nhận ủy thác.

Bước 3: Xem Xét Tài Liệu Và Chứng Từ Nhập Khẩu

Một số loại hàng hóa đặc thù yêu cầu giấy phép và được áp chế một hạn mức nhập khẩu nhất định. Doanh nghiệp cần thực hiện các khâu xử lý giấy tờ, làm việc với cơ quan liên ngành thuộc quản lý nhà nước hoặc sử dụng dịch vụ của đơn vị ủy thác để thông qua luật pháp và văn bản trước khi nhập khẩu hàng hóa. Nếu hàng hóa được nhập về mà không có giấy phép do nhà nước quản lý cấp, hàng hóa sẽ được tạm giữ hoặc có thể bị tịch thu tại hải quan cửa khẩu.

Bộ hồ sơ chứng từ do nhà cung ứng hàng hóa cần chuẩn bị, bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán quốc tế.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói.
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Tờ khai nộp thuế.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tùy thuộc mặt hàng).
  • Giấy phép nhập khẩu (đối với các mặt hàng đặc biệt hoặc bị hạn chế).
  • Hóa đơn vận chuyển.

Doanh nghiệp cần yêu cầu bên bán hoặc nhà cung cấp bàn giao các loại giấy tờ này, nên có một file check list đi kèm để hạn chế được việc thiếu giấy tờ hoặc thông tin không đủ tiêu chuẩn trong suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Bước 4: Khai Báo Hàng Hóa Nhập Khẩu

Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ do đơn vị ủy thác nhập khẩu cung cấp, thì giấy tờ và thông tin nhập khẩu không do doanh nghiệp mà sẽ do đơn vị ủy thác đứng tên. Nếu doanh nghiệp tự làm và lần đầu khai báo, đơn vị cần mua token và đăng ký khai báo lần đầu thông qua internet.

Việc khai báo hàng hóa nhập khẩu hải quan được thực hiện online trên phần mềm ECUS VNACCS. Sau khi chi cục hải quan tiếp nhận chứng từ, hàng hóa sẽ được phân theo 3 luồng chính sau:

  • Luồng xanh: hàng hóa được phép thông quan.
  • Luồng vàng: cần xuất trình đầy đủ chứng từ để chi cục hải quan kiểm tra và quyết định thông quan.
  • Luồng đỏ: hàng hóa cần được xuất trình giấy tờ và chi cục hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa trực tiếp.

Bước 5: Thanh Toán Thuế Hải Quan Và Nhận Lệnh Giao Hàng

Quá trình tính toán chi phí thuế vụ cho mỗi lô hàng và việc kê khai, nộp thuế được thực hiện đồng thời với việc khai báo hải quan thông quan hàng hóa. Sau đó, bộ lệnh giao hàng sẽ được cấp bao gồm những thông tin sau:

Giấy giới thiệu của doanh nghiệp nhận hàng.

Vận tải đơn.

Giấy thông báo hàng đến.

Trong một số trường hợp đối với việc nhận hàng bằng container lớn, cần bổ sung thêm các loại giấy tờ sau để chuẩn hóa quy trình thông quan như giấy mượn container, giấy hạ container rỗng và đầy đủ hóa đơn chứng từ của hàng hóa. Tiếp theo, thực hiện các thủ tục như thông quan và lấy hàng. Sau khi tờ khai điện tử được thông quan, doanh nghiệp cần tiến hành truy cập website của cục quản lý hải quan cửa khẩu để lấy thông tin mã vạch và in, đồng thời đó là phiếu giao nhận hàng hóa. Người làm thủ tục sẽ sử dụng hai loại mã vạch trên để thanh lý với hải quan giám sát và lấy hàng. Cuối cùng, chuyển phiếu giao nhận hàng hóa và giấy hạ container rỗng cho xe lấy hàng.

Bước 6: Hoàn Trả Lại Tiền Mượn Container

Các doanh nghiệp hoặc đơn vị, tổ chức mong muốn hoặc đang trong quá trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, dù đi đầy container (FCL) hoặc hàng lẻ (LCL), đều phải thanh toán chi phí mượn container cho hãng tàu. Sau khi container đã được kiểm định chính xác, doanh nghiệp có thể được hoàn lại phần thanh toán chi phí mượn container hoặc bị trừ nếu container phát sinh hư hỏng.

Bước 7: Hoàn Tất Hồ Sơ Và Thực Hiện Thanh Toán

Hồ sơ thông quan hàng hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định pháp lý và tính hợp pháp của hàng hóa sẽ được đơn vị ủy thác nhập khẩu bàn giao lại cho phía khách hàng sau khi thủ tục thông quan hàng hóa đã được tiến hành xong. Những giấy tờ này sẽ là tài liệu pháp lý xác nhận thanh toán với phía ngân hàng.

Các Thủ Tục Và Giấy Tờ Cần Thiết Khi Nhập Hàng Từ Trung Quốc

Trước khi khai báo và nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và thủ tục liên quan.

Hợp Đồng Ngoại Thương – Sale Contract

Hợp đồng ngoại thương là văn bản thỏa thuận giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu về việc mua bán hàng hóa. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, hợp đồng này phải bao gồm các điều khoản quan trọng như:

Commodity: Mô tả hàng hóa.

Quality: Chất lượng hàng hóa.

Quantity: Số lượng và trọng lượng hàng.

Price: Đơn giá và điều kiện thương mại đi kèm.

Shipment: Thời gian và địa điểm giao nhận hàng.

Payment: Phương thức và thời hạn thanh toán.

Hóa Đơn Thương Mại – Commercial Invoice

Hóa đơn thương mại ghi nhận hoạt động mua bán của doanh nghiệp và được tạo thành nhiều bản cho các mục đích khác nhau. Trong quá trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam, hóa đơn thương mại đóng vai trò là cơ sở để tính thuế và thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.

Phiếu Đóng Gói – Packing List

Phiếu đóng gói là tài liệu liệt kê chi tiết các loại hàng hóa nhập khẩu. Thông qua phiếu này, người ta có thể xác định được tính chất, khối lượng và số lượng hàng hóa đã được đóng gói.

4 vai trò chính của phiếu đóng gói bao gồm:

Khai báo cho đơn vị vận chuyển để xuất vận đơn.

Hỗ trợ kiểm định và thanh toán hàng hóa, bắt buộc phải có khi khai báo hải quan.

Giúp người mua đối chiếu hàng hóa.

Hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.

Vận Tải Đơn – Bill Of Lading

Vận tải đơn là tài liệu ràng buộc giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển, xác nhận việc ký kết hợp đồng vận tải và thiết lập quan hệ pháp lý giữa hai bên hoặc giữa đơn vị vận tải và người nhận hàng. Người nhận cần xuất trình bản gốc cho đơn vị vận chuyển và nộp bản sao cho hải quan để thông quan hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E – C/O form E

Chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt (nếu có) theo Hiệp định Thương mại ASEAN – Trung Quốc.

Các điểm cần chú ý trong quá trình nhập khẩu hàng từ Trung Quốc.

Doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý những yếu tố và thủ tục sau để quy trình nhập khẩu hàng Trung Quốc về Việt Nam diễn ra thuận lợi:

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu cần được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng bằng cách đối chiếu với các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, và vận tải đơn để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và giảm thiểu rủi ro khi làm thủ tục.

Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp Phương thức vận tải phổ biến khi nhập khẩu hàng Trung Quốc là xe container. Ngoài ra, tùy theo tính chất và quy mô hàng hóa, doanh nghiệp có thể lựa chọn đường biển, đường sắt hoặc đường hàng không. Đồng thời, cần nắm rõ lịch trình vận chuyển, số hiệu phương tiện và thời gian dự kiến hàng đến.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa Để tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển và thông quan hàng hóa, doanh nghiệp nên mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nếu hợp đồng không quy định về bảo hiểm, nên mua gói bảo hiểm thấp nhất.

Dịch vụ nhập hàng từ Trung Quốc toàn diện từ MP Logistics

MP Logistics là một doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ logistics, ủy thác nhập khẩu, và khai báo hải quan cho các doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc để hỗ trợ khách hàng trong quá trình nhập khẩu.

Hợp tác với MP Logistics, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo rằng mọi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đều tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và quy định pháp luật. Điều này giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro liên quan đến hải quan, biên giới và các quy định xuất nhập khẩu. Chúng tôi hỗ trợ tối đa mọi vấn đề về pháp lý, thời gian, và thủ tục, đảm bảo quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam diễn ra thuận lợi và an toàn.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email info@mplogistics.vn hoặc số điện thoại (84.28) 3811 – 9033.